Thursday, March 28, 2024

Cô gái gốc Việt thay đổi luật pháp nước Mỹ

 BM

Sau khi bị tấn công tình dục, cô gái gốc Việt đã biến đau thương trở thành động lực để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh như mình.


Amanda Nguyễn, 30 tuổi, hiện đang là một hiện tượng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài, trở thành một nhân vật truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Cô gái trẻ này là người gốc Việt duy nhất cho đến nay được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2019. Amanda cũng lọt vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng tương lai toàn cầu.


Bên cạnh đó, cô gái gốc Việt còn có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ,... cùng nhiều giải thưởng vinh dự khác. Ít ai biết rằng, để có được những thành tựu đáng ngưỡng mộ như ngày hôm nay, Amanda đã phải nỗ lực hết mình, biến đau thương trở thành sức mạnh để thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.


Cô gái gốc Việt hiếm có khó tìm


BM

Amanda sinh năm 1991 và ngay từ nhỏ đã thể hiện mình là một đứa trẻ có tố chất thông minh, luôn cố gắng đến cùng để làm những việc mình thích và có lối suy nghĩ khác với mọi người. Thời tiểu học, Amanda đã bộc lộ rất sớm khả năng lãnh đạo và thích hướng ngoại của mình. Khi ngồi trên ghế nhà trường, Amanda đã mạnh dạn tự tin phát biểu trước đám đông và đảm nhận nhiều vai trò trong trường học. Cô gái trẻ cũng tham gia rất nhiều các công tác thiện nguyện. Với Amanda, việc tham gia các hoạt động tình nguyện có thể giúp cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và giúp đỡ mọi người nhiều hơn.


Amanda tốt nghiệp thủ khoa trường trung học Centennial, Corona, California năm 2009. Hầu hết các trường đại học nổi tiếng như Harvard, Stanford, UCLA, Berkeley, UPenn,… đều mong đợi cô vào nhập học. Cuối cùng, cô gái trẻ tài giỏi đã chọn ngôi trường bấy lâu cô ao ước - Đại học Harvard. Trong thời gian học Harvard, Amanda là một sinh viên xuất sắc và đa năng trong học tập, sáng tạo và xây dựng nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng.


Năm 19 tuổi, cô chọn đi tình nguyện ở Bangladesh, một đất nước nghèo đói xa xôi. Tại đây, Amanda đã không quản ngại khó khăn cùng người dân ra đồng làm việc, giúp đỡ những phụ nữ không có tiếng nói ở nơi đây. Amanda cũng là người đồng sáng lập ra Viện mồ côi Wema tại Kenya, châu Phi trong thời gian cô tình nguyện làm công tác xã hội ở đó.


BM

Đặc biệt, trong khi đang học đại học, cô gái xinh đẹp này đã được chọn làm thực tập viên tại Nhà Trắng. Amanda cho biết, dù có hứng thú với chính trị nhưng mơ ước lớn nhất của cô vẫn là trở thành nhà du hành vũ trụ.


“Từ bé, tôi đã luôn cảm thấy kinh ngạc với vẻ đẹp của bầu trời đêm. Nó vừa khiêm tốn, vừa vĩ đại. Đứng trước sự kỳ diệu ấy, tôi nhận ra bản thân nhỏ bé, chỉ là cái nháy mắt của vũ trụ”, Amanda chia sẻ.


BM

Amanda từng đăng ký làm thực tập sinh tại Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và làm việc cho Học viện Vũ trụ Smithsonian. Mong ước của cô dường như đã có thể nhanh chóng trở thành hiện thực nếu như không có một sự cố tồi tệ xảy ra năm 2013.


Biến đau thương thành sức mạnh, "viết lại" luật pháp Mỹ


BM


Vào năm 2013, khi đang là sinh viên năm cuối tại Đại học Harvard, Amanda Nguyễn không thể ngờ có một sự việc đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời cô. Tại ký túc xá, cô trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công tình dục vào năm 22 tuổi. Sau vụ việc kinh hoàng, cô gái đã đến bệnh viện để làm xét nghiệm, trình các bằng chứng y tế để có thể truy tố tội phạm tấn công tình dục.


Tuy nhiên, quá trình này khiến cô nhận ra lỗ hổng của luật pháp đối với nạn nhân bị tấn công tình dục. Vào thời điểm đó, sau khi cô gái nộp bộ bằng chứng y tế lên chính quyền bang Massachusetts, Mỹ, nơi vụ việc xảy ra, cô đã nhận được một cuốn tài liệu nhỏ, trong đó nói rằng bộ bằng chứng sẽ bị hủy nếu cô không nộp đơn gia hạn nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể về việc phải thực hiện như thế nào.


Dù có một quy chế cho phép những người sống sót trong các vụ tấn công tình dục có 15 năm để quyết định nộp hay không nộp đơn kiện, cơ quan chức năng vẫn sẽ hủy bộ bằng chứng y tế trên sau 6 tháng nếu các nạn nhân không nộp đơn xin gia hạn. Đó là việc mà Nguyễn phải làm 6 tháng một lần. "Về cơ bản, hệ thống này khiến tôi luôn phải sống cuộc đời của mình như cái ngày bị cưỡng hiếp", cô nói với The Guardian.


Nhận thấy sự bất cập trong luật pháp hiện hành, Amanda đã quyết định thực hiện một ý tưởng đầy táo bạo đó là "viết lại" luật pháp Mỹ. Cô gái gốc Việt cho hay công việc áp lực của một phi hành gia rất hữu ích cho cô khi làm việc với các nghị sĩ về dự luật tấn công tình dục, giúp cô kiên nhẫn và lạc quan.


"Tôi chỉ có một lựa chọn: Chấp nhận bất công hoặc viết lại luật. Tôi chọn viết lại luật", cô gái nói.


Hành trình gian khổ, thành quả ngọt ngào


BM

Hiểu được những khó khăn trong hành trình đòi lại công lý cho người từng bị tấn công tình dục từ chính trải nghiệm của mình, Amanda Nguyễn quyết định nghiên cứu những luật lệ chi phối cách mà chính quyền các tiểu bang giải quyết cáo buộc tấn công tình dục để tạo ra sự thay đổi. "Nếu muốn thay đổi cuộc chơi, bạn phải hiểu rõ luật của nó", cô nhận định. Đặc biệt, cô không hành động một mình mà kêu gọi sự giúp đỡ từ những người cùng chí hướng.


Cô gái này đã lên một danh sách hơn 20 quyền lợi mà những người bị xâm hại tình dục có trong nhiều bang và thấy rằng mức độ bảo vệ khác nhau rất nhiều. Điển hình như ở một vài tiểu bang, chính quyền sẽ không hủy bằng chứng, trong khi ở bang Massachusetts thì ngược lại.


"Tôi là người bị cưỡng hiếp nhưng may mắn còn sống sót và khi tôi vấp phải một hệ thống tư pháp hình sự thiếu sót, tôi cho rằng trường hợp của tôi không phải là duy nhất. Tôi đã cố gắng tìm hiểu để biết những quyền lợi của tôi là gì sau khi tôi bị hãm hiếp và thật khó để tìm được thông tin có cơ sở nào", cô gái cho biết.


Amanda Nguyễn đã kiên trì theo đuổi đến cùng để thay đổi luật nước Mỹ


BM


Vì vậy, cô đã nỗ lực soạn thảo "Dự luật bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân bị xâm hại tình dục", trong đó bao gồm các luật lệ và thủ tục nhất quán để truy tố tội phạm tấn công tình dục. Mục đích của Dự luật là để bảo đảm rằng những người rơi vào trường hợp giống cô sẽ biết dùng các quyền căn bản của họ và để bảo vệ bằng chứng không bị hủy trước thời hạn. Đối với cá nhân nộp bằng chứng y tế, dự luật sẽ cho họ quyền được biết bằng chứng ở đâu và các kết quả xét nghiệm như thế nào.


Dự luật này cũng nhằm tạo ra nhiều thay đổi cần thiết đối với quy trình trình báo tấn công tình dục ở Mỹ, đảm bảo cho các nạn nhân cảm thấy an toàn và được lắng nghe khi họ công khai vụ việc của mình. Quan trọng nhất là họ có được công bằng và sự bình an mà họ xứng đáng được có.


Sau nhiều lần đi vận động tại các bang, dự luật của Amanda đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân và được Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua. Vào tháng 10/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký quyết định thực hiện dự luật của Amanda, sau khi được Quốc hội chấp thuận. Theo luật mới, nạn nhân của các vụ tấn công tình dục cần được thông báo 60 ngày trước khi hồ sơ, chứng cứ bị hủy.


BM

Các nạn nhân cũng được trợ giúp pháp lý dễ dàng hơn, tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và thông tin rõ ràng liên quan đến quy trình pháp lý. Với các cá nhân đã trình bộ bằng chứng y tế, theo luật mới, họ có quyền được biết bằng chứng đang được lưu trữ ở đâu, nó có được kiểm nghiệm hay không và kết quả ra sao.


Sau khi được chấp thuận, bộ luật đã nhận được những phản ứng tích cực từ các cá nhân, tổ chức, cơ quan lập pháp. Amanda đã ghi tên mình là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt về quyền lợi của nạn nhân bị xâm hại tình dục. Tính đến nay, bộ luật này đã được thông qua tại nhiều bang khác của Mỹ và thay đổi cuộc sống của ít nhất 25 triệu nạn nhân. Không ít ngôi sao nổi tiếng cũng công khai ủng hộ bộ luật này như Patricia Arquette, George Takei, Gina Rodriguez và Tatiana Maslany.


Nỗ lực không ngừng nghỉ và ước mơ


BM

Năm 2014, cô gái gốc Việt đã sáng lập Rise, một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục. Trên thực tế, có rất nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục hoặc bạo hành tình dục luôn sợ bị người khác kỳ thị khi nói lên câu chuyện của mình, nhất là khi họ chia sẻ những đau đớn chưa bao giờ nguôi ngoai. Bởi lẽ bị cưỡng hiếp không phải là nỗi đau kéo dài vài phút, mà là một cái chết từ từ.


"Quyết định thành lập Rise được nảy ra vào một thời khắc rất đặc biệt. Đó là vào ngày 1/11/2014, sở dĩ tôi nhớ chính xác như vậy là vì ngày hôm đó tôi đã hạ quyết tâm chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook và điều đó chưa bao giờ dễ dàng cả. Khi tôi bước vào Trung tâm xử lý khủng hoảng tấn công tình dục ở địa phương, nhìn thấy phòng chờ được lấp đầy người, lúc ấy tôi nhận ra không chỉ có mình tôi phải trải qua những chuyện này", Amanda chia sẻ.


Amanda Nguyễn thành lập Rise để bảo vệ các nạn nhân bị tấn công tình dục


BM


Với những thành tựu đạt được, Amanda Nguyễn vinh dự là 1 trong 8 phụ nữ trẻ được vinh danh tại sự kiện Young Women's Honor lần thứ nhất (2016) của tạp chí thời trang hàng đầu thế giới Marie Claire. Tại buổi trao giải, cô khẳng định: "Tiếng nói chính là thứ công cụ quyền năng nhất mà chúng ta đang sở hữu. Đó là lý do tôi sử dụng tiếng nói của mình chiến đấu cho điều tôi tin tưởng".


Năm 2017, Amanda được tạp chí Forbes xếp vào danh sách "30 người dưới 30 tuổi có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới". Ngoài ra, cô còn nhận giải Heinz danh giá của Mỹ và giải Nelson Mandela cho những đóng góp làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình trong việc đem lại công bằng xã hội, Amanda đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2019.


BM


"Cô ấy xứng đáng được ca ngợi cho những nỗ lực phi thường và sự cống hiến chưa từng có, trong việc bảo vệ bình đẳng giới theo luật pháp và các quyền cơ bản của con người đối với những ai đã bị xâm hại tình dục trên khắp thế giới", thông cáo báo chí viết.


Tuy nhiên, ước mơ lớn lao của người phụ nữ gốc Việt này là trở thành phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA. Song song với việc theo đuổi mơ ước từ tấm bé, Amanda khẳng định rằng cô vẫn sẽ tiếp tục cất lên tiếng nói nếu nhìn thấy bất công trong xã hội.


"Tôi vẫn muốn trở thành nhà du hành vũ trụ trong tương lai. Vài người lo ngại rằng nếu bạn đứng lên để bảo vệ điều gì đó, đặc biệt là biện hộ cho các vấn đề tấn công tình dục thì bạn sẽ làm công việc này cả đời. Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng việc cất lên tiếng nói của mình sẽ chẳng làm giảm đi thành tựu hay tham vọng nào của bản thân cả. Giống như tôi vẫn đang miệt mài theo đuổi đam mê vũ trụ của mình", Amanda khẳng định.

BMBM



Diệp Lục

***

Amanda Nguyễn: Người Việt đầu tiên du hành vũ trụ

BMĐề án hàng không vũ trụ Space for Humanity vừa loan báo sẽ tài trợ cho Amanda Nguyễn để du hành lên không gian, tổ chức này công bố hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba.


“Tôi rất mừng vì được hợp tác với Space for Humanity, không chỉ vì họ giúp đỡ tôi mà còn vì tầm nhìn và giá trị mà họ đem lại. Cùng nhau, chúng tôi cam kết thay đổi cách tất cả chúng ta suy nghĩ về vũ trụ, về mỗi người chúng ta và về tương lai của nhân loại.

https://baomai.blogspot.com/2024/03/amanda-nguyen-nguoi-viet-au-tien-du.html

Amanda Nguyễn: Người Việt đầu tiên du hành vũ trụ

 BM

Đề án hàng không vũ trụ Space for Humanity vừa loan báo sẽ tài trợ cho Amanda Nguyễn để du hành lên không gian, tổ chức này công bố hôm Thứ Hai, 25 Tháng Ba.


“Tôi rất mừng vì được hợp tác với Space for Humanity, không chỉ vì họ giúp đỡ tôi mà còn vì tầm nhìn và giá trị mà họ đem lại. Cùng nhau, chúng tôi cam kết thay đổi cách tất cả chúng ta suy nghĩ về vũ trụ, về mỗi người chúng ta và về tương lai của nhân loại.


Tôi rất mong chờ hành trình khám phá vũ trụ cũng như hành trình mà chúng ta tiếp tục hướng tới một tương lai rạng rỡ và tốt đẹp hơn,” Amanda Nguyễn nói.


BM


Amanda Nguyễn là chuẩn mực của tinh thần và tham vọng của Đề Án Phi Hành Gia Công Dân của Space for Humanity, tổ chức này cho biết. Bà là một nhà hoạt động dân quyền kiêm nhà sáng lập Rise, được biết đến với công việc về Đạo Luật Quyền Của Nạn Nhân Bị Tấn Công Tình Dục và vận động cho quyền của Người Mỹ Gốc Á.


BM

Bà từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình và Người Phụ Nữ Của Năm 2022 do Tạp Chí TIME bình chọn.

BM
Amanda Nguyễn sẽ du hành vào vũ trụ trên phi thuyền Blue Origin New Shepard và trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ.


Giám Đốc Điều Hành Space for Humanity, Antonio Peronace nói: “Space for Humanity rất tự hào khi được hợp tác và hỗ trợ chuyến du hành vũ trụ của Amanda Nguyễn. Chuyến đi kỳ thú của bà sẽ là một tấm gương sáng ngời cho rất nhiều người khác.”


BM


Peronace nói tiếp: “Là một tổ chức cam kết dân chủ hóa không gian và giúp mọi công dân trên thế giới có thể biết tới chúng tôi, Space for Humanity tự hào rằng Amanda Nguyễn và hành trình của bà đại diện cho sức mạnh, say mê và sự xuất chúng mà chúng tôi muốn tiếp tục đưa lên tầm cỡ mới.”


Space for Humanity là tổ chức bất vụ lợi vận hành Đề Án Phi Hành Gia Công Dân nhằm gửi những người được tuyển mộ kỹ lưỡng, chịu tác động của mọi tầng lớp xã hội, du hành vào không gian để tìm hiểu “hiệu ứng tổng quát,” một sự thay đổi về nhận thức có được nhờ quan sát Trái Đất nhìn từ không gian.


BM


Space for Humanity đưa ra chương trình huấn luyện chuyên môn cho các Phi Hành Gia Công Dân để khi trở về Trái Đất, họ có thể đóng vai trò là nhà lãnh đạo và đại sứ toàn cầu, cam kết truyền cảm hứng cho một ngày mai sáng sủa hơn, xán lạn hơn cho nhân loại.


BM

Wednesday, March 27, 2024

5 câu hỏi chính dành cho TCPV trong kháng cáo về quyền miễn trừ

 BM

Trong trường hợp về quyền miễn trừ của ông Trump, Pháp viện có thể sẽ phải trăn trở với các vấn đề gồm sự phân lập quyền lực, ‘các hành động theo thẩm quyền,’ và việc hạn chế quyền miễn trừ có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định.


Tối cao Pháp viện đã ấn định ngày 25/04 tới để nghe các tranh luận trực tiếp theo kháng cáo của cựu Tổng thống Donald Trump trong đó lập luận rằng ông nên được miễn truy tố hình sự trong phiên tòa xét xử ở Hoa Thịnh Đốn.


Khi thụ lý vụ việc này, Tối cao Pháp viện sẽ xem xét các câu hỏi về quyền miễn trừ tổng thống chính xác bao gồm những gì và các quyền đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phân lập quyền lực của quốc gia trong các chính phủ về sau này.


BM


Các trường hợp trước đây vẫn chưa xác định rõ ràng liệu các tổng thống có được hưởng quyền miễn trừ truy tố về các hành động bị cáo buộc hình sự hay không. Thay vào đó, theo dòng lịch sử, Tối cao Pháp viện đã duy trì mức độ độc lập của tổng thống và trong phán quyết năm 1982 cho vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ đã quyết định rằng tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi trách nhiệm dân sự đối với các hành động nằm “ngoài phạm vi” nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump đã lập luận rằng quyền miễn trừ nên mở rộng với cả các hành động bị cáo buộc hình sự. Tuy nhiên, Biện lý Đặc biệt Jack Smith và Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn lo ngại rằng việc mở rộng phạm vi miễn trừ đến mức đó sẽ làm suy yếu sự phân lập quyền lực và cho phép các tổng thống thoát khỏi những hành vi sai trái nghiêm trọng.


Tòa phúc thẩm này cuối cùng đã bác bỏ yêu cầu miễn trừ của cựu Tổng thống Trump trong một phán quyết đồng thuận.


Các cuộc tranh luận rộng hơn này bao gồm một loạt câu hỏi về Hiến Pháp, lịch sử của Hiến Pháp, và mối quan hệ giữa các nhánh hành pháp và tư pháp. Dưới đây là năm câu hỏi chính phát sinh trong các bản toát yếu pháp lý và Tối cao Pháp viện có thể xem xét.


1_ Một phần thuộc nhiệm vụ theo thẩm quyền?


BM


Điều cốt lõi trong vụ truy tố của ông Smith, thay mặt Bộ Tư pháp, là dựa trên các hoạt động của Tổng thống Trump cho đến và vào ngày 06/01/2021, cũng như liệu hành động của ông có tạo thành những nỗ lực lừa gạt Hoa Kỳ hay không.


Cụ thể hơn, bản cáo trạng của ông Smith cáo buộc rằng Tổng thống Trump bằng cách gian lận đã cố gắng ngăn cản các thủ tục của Quốc hội vào ngày 06/01/2021, thông qua phó tổng thống, các cố vấn của ông, và các đại cử tri giả.


Cựu Tổng thống Trump đã phủ nhận hành vi sai trái nhưng cũng khẳng định rằng tất cả các hành động bị truy tố theo cáo buộc này đều nằm trong phạm vi các hành động theo thẩm quyền của ông, nên những hành vi này được miễn trừ truy tố. Trong kiến nghị bác bỏ ban đầu, cựu Tổng thống Trump mô tả các hành động vốn đang bị truy tố của mình, cùng với những điều khác, là một phần thuộc nhiệm vụ của ông nhằm bảo đảm tính liêm chính trong bầu cử. Kiến nghị của ông cho rằng bản chất của một hành động, chứ không phải động cơ của Tổng thống Trump, nên là cơ sở để quyết định liệu hành động đó có được miễn trừ hay không.


“Bản cáo trạng buộc tội Tổng thống Trump với năm loại hành vi, tất cả đều tạo thành các hành động theo thẩm quyền của Tổng thống,” đơn thỉnh cầu của ông gửi lên Tối cao Pháp viện viết.


Thuật ngữ “theo thẩm quyền” (official) rất quan trọng vì những gì tòa án tuyên bố trong vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ có lẽ là tiền lệ quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Phán quyết đó áp dụng cho quyền miễn trừ dân sự. Phạm vi mà vụ ‘Nixon kiện Fitzgerald’ đề cập rộng đến mức nào cũng như liệu quyền miễn trừ đó có áp dụng cho các hành động được coi là phạm tội hình sự hay không vẫn còn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.


Khi thụ lý vụ việc này, Tối cao Pháp viện dường như đã sẵn sàng đưa ra một tiền lệ mang tính lịch sử. Pháp viện đã quyết định giải quyết vấn đề này một cách trực tiếp bằng cách đặt ra câu hỏi “liệu và nếu có thì ở mức độ nào mà một cựu Tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tổng thống khỏi bị truy tố hình sự cho hành vi bị cáo buộc liên quan đến các hành động theo thẩm quyền trong nhiệm kỳ của mình.”


Khi đánh giá các tuyên bố của Tổng thống Trump về quyền miễn trừ, Thẩm phán Địa hạt Tanya Chutkan cho rằng các cáo buộc trong bản cáo trạng của ông Smith là đúng và thay vào đó tập trung vào việc liệu về mặt lý thuyết luật pháp có bảo vệ các tổng thống khỏi bị truy tố hình sự hay không. Tuy nhiên, bà đã đưa ra một phân tích về các cáo buộc trong bản cáo trạng trong khi lập luận rằng, dù là theo thẩm quyền hay không, thì các hành động phạm tội hình sự không được bảo vệ theo quyền miễn trừ tổng thống.

BM

Giống như Thẩm phán Chutkan, các thẩm phán Tối cao Pháp viện có thể thảo luận về tính chất của các hành động bị cáo buộc này để cân nhắc ý nghĩa của việc trao quyền miễn trừ cho cựu Tổng thống Trump và những người kế nhiệm ông.


Thực chất của các hoạt động mà Tổng thống Trump thực hiện đã được tranh luận, trong đó một số luật sư nói rằng ít nhất một số hành vi của ông nằm ngoài nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.


BM

“Những hành vi đó không liên quan gì đến nhiệm vụ của ông ấy với tư cách là tổng thống,” cựu Trợ lý Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ Kevin O’Brien nói. Ông nói rằng nếu các hoạt động đó “có liên quan đến chiến dịch tranh cử, thì ông ấy không khác gì so với các ứng viên khác cũng đang thực hiện chiến dịch tranh cử.”


Phiên điều trần phúc thẩm vào tháng Một đã đặt ra câu hỏi về việc các tổng thống có thể hành động ở trong phạm vi rộng bao nhiêu để không đối mặt với sự truy tố. Thẩm phán tòa phúc thẩm Florence Pan đặc biệt hỏi luật sư của cựu Tổng thống Trump, ông D. John Sauer, liệu một tổng thống có thể tránh bị truy tố hình sự vì bán lệnh ân xá hoặc ra lệnh cho Biệt đội SEAL 6 ám sát một đối thủ chính trị chẳng hạn, ông Sauer nói rằng vị tổng thống đó chỉ có thể bị truy tố về tội ám sát nếu Quốc hội tiến hành đàn hặc và kết án vị tổng thống đó về tội đó.


Luật sư Hiến Pháp Gayle Trotter nói rằng Thẩm phán Pan đã đưa ra những giả thuyết “cực đoan” không nhất thiết phải tính đến các quyết định của tòa án. “Tôi tin rằng những loại ví dụ cực đoan đó thực sự đi xa hơn giới hạn thông thường và là sự hoa mỹ trong từ ngữ.”

Bà suy đoán rằng các thẩm phán của Tối cao Pháp viện sẽ không “xem xét” đến những loại ví dụ đó.


2_ Việc ra quyết định của Tổng thống


Cựu Tổng thống Trump, hiện có thể sẽ là đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, có thể trở lại Tòa Bạch Ốc vào năm 2025. Ngay cả khi ông không giành chiến thắng vào tháng Mười Một tới, vụ án của ông có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định về pháp lý và hành pháp trong các chính phủ về sau.


Các căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền miễn trừ tổng thống rất đa dạng nhưng trong đó có cả những lo ngại về việc các tổng thống có thể thực thi quyền tùy ý mình mà không gặp trở ngại phi pháp. Mối lo ngại đó có thể sẽ đóng một vai trò trong cách mà các thẩm phán khéo léo đưa ra bất kỳ tiêu chuẩn nào mà họ có thể tạo ra trong việc giải quyết vụ việc của cựu Tổng thống Trump.


Các bản ghi nhớ của Bộ Tư pháp năm 1973 và 2000 đều phản đối việc đàn hặc hoặc truy tố hình sự một đương kim tổng thống vì việc này sẽ “làm suy yếu một cách trái phép năng lực của cơ quan hành pháp trong việc thực hiện các chức năng được giao phó theo Hiến Pháp.” Những bản ghi nhớ đó không ràng buộc Pháp viện nhưng vẫn có thể giúp cung cấp thông tin cho ý kiến của các thẩm phán.

BM

Một lĩnh vực mơ hồ khác trong luật miễn trừ tổng thống là liệu các tổng thống có được hưởng loại quyền miễn trừ tương tự sau khi mãn nhiệm hay không. Tuyên bố của Thẩm phán Chutkan và các thẩm phán tòa phúc thẩm cho thấy rằng họ không được hưởng quyền miễn trừ sau khi mãn nhiệm.


“Bất kể các quyền miễn trừ mà một đương kim Tổng thống có thể có được là gì đi nữa, thì Hoa Kỳ chỉ có một Tổng thống tại một thời điểm, và chức vụ đó không ban ‘quyền được miễn tội suốt đời,” Thẩm phán Chutkan viết trong quyết định từ chối kiến nghị của cựu Tổng thống Trump yêu cầu bác bỏ vụ án.


BM

Bản ý kiến kháng cáo cũng cho rằng “Tổng thống Trump đã trở thành công dân Trump, với tất cả quyền biện hộ của bất kỳ bị cáo hình sự nào khác. Tuy nhiên, bất kỳ quyền miễn trừ hành pháp nào có thể đã bảo vệ ông ấy khi ông ấy còn là Tổng thống đều không còn bảo vệ ông ấy trước cuộc truy tố này nữa.”


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump lập luận rằng hậu quả của việc hạn chế quyền miễn trừ đối với thời gian nhậm chức của một tổng thống có thể rất thảm khốc. Trên nền tảng mạng xã hội TruthSocial của mình, ông đã cảnh báo Tối cao Pháp viện về mối hiểm họa của sự truy tố hình sự trong tương lai và lập luận rằng việc loại bỏ quyền miễn trừ sẽ mở ra “chiếc hộp Pandora” (tức là những thảm họa không ngờ tới.)


“Mối đe dọa về việc truy tố hình sự trong tương lai bởi một Chính phủ đối lập về mặt chính trị sẽ làm lu mờ mọi hành động theo thẩm quyền của Tổng thống trong tương lai đặc biệt là những quyết định gây tranh cãi về mặt chính trị nhất,” đơn thỉnh cầu của ông [Trump] gửi lên Pháp viện viết.


“Các đối thủ chính trị của Tổng thống sẽ tìm cách gây ảnh hưởng và kiểm soát các quyết định của ông ấy hoặc bà ấy thông qua việc tống tiền thực sự hoặc hăm dọa tống tiền, ngầm hay công khai, bằng bản cáo trạng của một Chính phủ thù địch trong tương lai đối với những hành động không đáng để dẫn đến bất kỳ sự truy tố nào như vậy. Mối đe dọa này sẽ như một gánh nặng cho Tổng thống tương lai, khiến cho việc ra quyết định của tổng thống bị sai lệch.”


Thay vào đó, cả Thẩm phán Chutkan và tòa phúc thẩm đều lập luận rằng việc bác bỏ quyền miễn trừ tội hình sự sẽ tạo ra sự khích lệ tích cực cho các chính phủ trong tương lai. Khi bác bỏ kiến nghị của cựu Tổng thống Trump, Thẩm phán Chutkan viết rằng “rủi ro phải chịu trách nhiệm hình sự trong tương lai có thể khuyến khích kiểu phản ánh nghiêm túc nhằm củng cố thay vì đánh bại các giá trị hiến định quan trọng. Nếu nỗi ám ảnh sẽ bị truy tố theo sau đó khuyến khích một Tổng thống đương nhiệm xem xét lại trước khi quyết định hành động với ý đồ phạm tội, thì đó là một lợi ích chứ không phải một khiếm khuyết.”

BM

Giống như ông Smith, họ cũng trích dẫn “các biện pháp bảo vệ theo thủ tục một cách chắc chắn,” như Thẩm phán Chutkan đã nói, để ngăn chặn các vụ truy tố có tính lạm dụng.


Tòa phúc thẩm cũng dẫn lời tòa án địa hạt khi tuyên bố: “Mỗi Tổng thống sẽ phải đối mặt với những quyết định khó khăn; và việc liệu có nên cố ý phạm tội liên bang hay không không nên là một trong những quyết định khó khăn đó.”


3_ Các tòa án có thể xem xét bao nhiêu?


BM

Theo dòng lịch sử, quyền miễn trừ tổng thống được hiểu là một phần không thể thiếu trong sự phân lập quyền lực giữa ba nhánh của chính phủ. Vì lý do thực tiễn và hiến định, các thẩm phán đã phản đối ý kiến cho rằng các tổng thống có thể bị xét xử vì một số hành động nhất định tại các tòa án được thành lập theo Điều 3 của Hiến Pháp.


Phần lớn cuộc thảo luận pháp lý trong vụ kiện của cựu Tổng thống Trump đã tập trung vào phán quyết mang tính bước ngoặt năm 1803 của Tối cao Pháp viện trong vụ ‘Marbury kiện Mison,’ vụ kiện đã xác lập quyền xem xét lại về mặt tư pháp (judicial review) trên phạm vi rộng nhưng vẫn duy trì một số giới hạn nhất định về việc xem xét lại các hành vi cụ thể của tổng thống.


BM

Ý kiến đa số của Chánh án John Marshall đã chỉ trích ý kiến cho rằng các tòa án có quyền tài phán đối với thẩm quyền tùy nghi hành động của một tổng thống. Ông viết: “Phạm vi của tòa án là chỉ phân xử về quyền của các cá nhân, chứ không có quyền điều tra xem người ở cương vị điều hành đó, hay các viên chức hành pháp, thực hiện các nhiệm vụ mà họ có thẩm quyền tùy nghi hành động như thế nào.”


Cựu Tổng thống Trump đã tập trung vào một phần của ý kiến trên tuyên bố rằng các hành động của tổng thống “không bao giờ có thể bị các tòa án thẩm vấn.” Kiến nghị với Tối cao Pháp viện, ông cáo buộc tòa án phúc thẩm đã bỏ qua tiền lệ này và “buộc chức vụ Tổng thống phải chịu sự ‘thẩm vấn mang tính xâm phạm nhất có thể của các tòa án,’ và gây ra một trong những tổn hại nặng nề nhất cho sự phân lập quyền lực trong lịch sử của Quốc gia chúng ta.”


BM


Trong vụ ‘Mississippi kiện Johnson,’ một vụ kiện về việc thi hành Đạo luật Tái thiết, cũng cho thấy một điều tương tự rằng Tối cao Pháp viện nói rằng họ “không có quyền tài phán đối với một dự luật cấm Tổng thống thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của mình.” Mặc dù các tòa án có thể ban hành lệnh cấm đối với những người được tổng thống bổ nhiệm, nhưng trường hợp này cho thấy Tối cao Pháp viện tuyên bố rằng họ sẽ không ban hành lệnh cấm trực tiếp lên chính tổng thống.


Pháp viện cũng phân biệt giữa các nhiệm vụ cấp bộ trưởng, hoặc việc trực tiếp tuân thủ luật pháp, và các nhiệm vụ tùy ý thực thi, có liên quan đến việc tổng thống thực hiện việc đánh giá của mình để xem ông ấy nên thực hiện như thế nào các trách nhiệm do Quốc hội giao phó. Bản ý kiến đa số của Chánh án Salmon P. Chase dẫn lời Chánh án Marshall khi mô tả việc can thiệp vào “các đặc quyền” của người trong cương vị hành pháp này là “một hành động ngông cuồng, quá vô lý, và quá phận.”


Sự phân biệt giữa các nhiệm vụ tùy ý thực thi và nhiệm vụ cấp bộ trưởng là điều mà tòa phúc thẩm lưu ý khi lập luận rằng cựu Tổng thống Trump đã hiểu sai về phán quyết trong vụ Marbury kiện Mison. “Hiểu đúng là, nguyên tắc phân lập quyền lực có thể miễn trừ các hành động tùy nghi hợp pháp nhưng không ngăn cản việc truy tố hình sự liên bang đối với một cựu Tổng thống vì mọi hành động theo thẩm quyền,” ý kiến của toàn bộ hội đồng thẩm phán cho biết.


Thẩm phán Chutkan đặc biệt cho rằng lập luận về quyền miễn trừ của cựu Tổng thống Trump giống với một hình thức chính phủ kém dân chủ hơn. Vào tháng 12/2023, bà tuyên bố rằng “4 năm phục vụ của Tổng thống Trump với tư cách là Tổng tư lệnh đã không cho ông ấy quyền thiêng liêng của các vị vua để trốn tránh trách nhiệm hình sự đang chi phối những công dân đồng hương của ông ấy.”


4_ Hiến Pháp nói gì?


BM


Nói tóm lại, Hiến Pháp không nói nhiều về quyền miễn trừ tổng thống. Thay vào đó, các tòa án phải gián tiếp góp nhặt những hiểu biết về quyền miễn trừ và sự phân lập quyền lực từ trong Hiến Pháp. Mặc dù không có sự bảo đảm hợp hiến nào rõ ràng về quyền miễn trừ tổng thống, nhưng có hai điều khoản được gọi là điều khoản trao quyền (vesting clause) và điều khoản trông nom việc thực thi pháp luật (take care clause) đặc điểm nổi bật trong cuộc tranh luận về phạm vi miễn trừ.


Các tổng thống có được thẩm quyền từ Điều 2 của Hiến Pháp, vốn “trao” quyền hành pháp cho tổng thống và quy định rằng tổng thống đó sẽ “trông nom để Luật pháp được thi hành một cách trung thực.”


Tại tòa án phúc thẩm, các thẩm phán phúc thẩm lập luận rằng quan điểm của cựu Tổng thống Trump đi ngược lại nhiệm vụ của ông theo Điều 2. “Sẽ là một nghịch lý đáng chú ý nếu Tổng thống, người duy nhất được trao cho nhiệm vụ theo Hiến Pháp để ‘trông nom Luật pháp được thực thi một cách trung thực,’ lại là người duy nhất có thể bất tuân những luật lệ đó mà không bị trừng phạt,” bản ý kiến của tòa án cho biết.


Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump nêu ra rằng khi cho phép xem xét lại theo Điều 3, các tòa án sẽ vi phạm điều khoản trao quyền và sự phân lập quyền lực. “Việc một cơ quan tự cho mình ‘quyền hành pháp,’ hoặc có ý định ra lệnh cho Tổng thống phải thực thi quyền đó như thế nào, là một hành vi vi phạm cốt lõi đến sự phân lập quyền lực,” đơn thỉnh cầu của ông gửi lên Tối cao Pháp viện viết.


BM

Ông Trump cũng trích dẫn hai điều khoản Hiến Pháp khác cả hai đều bị tòa phúc thẩm bác bỏ vì họ coi đó là lý do để ông được bảo vệ khỏi bị truy tố.


Luật sư của Tổng thống Trump nói với tòa phúc thẩm rằng Hiến Pháp yêu cầu Quốc hội đàn hặc và kết tội các tổng thống trước khi họ có thể bị truy tố hình sự.


Lập luận đó dựa trên cách diễn đạt trong điều khoản phán quyết đàn hặc (Điều I, Mục 3, Khoản 7), có nội dung: “Phán quyết trong các trường hợp đàn hặc sẽ không đi quá việc truất phế, và tước bỏ tư cách nắm giữ và hưởng bất kỳ Chức vụ danh dự, Ủy thác hoặc Lợi ích nào của Hoa Kỳ: nhưng Bên bị kết án vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý và phải chịu bị Truy tố, Xét xử, Phán quyết, và Hình phạt theo Luật.”

BM

Theo bản ý kiến của cựu Tổng thống Trump, điều khoản đó “giả định rõ ràng rằng, nếu không bị Thượng viện Hoa Kỳ đàn hặc và kết án, thì một Tổng thống không thể bị truy tố vì những hành động theo thẩm quyền của mình.”


Cả ông Smith và tòa phúc thẩm đều bác bỏ cách giải thích đó về điều khoản này. Trong bản ý kiến với tỷ lệ 3:0, tòa phúc thẩm lập luận rằng “nội dung này không nói gì về các quan chức không bị kết án. Cách hiểu của cựu Tổng thống Trump dựa trên một lập luận nghe có vẻ hợp lý nhưng lại có sai sót: Nói rằng ‘nếu Tổng thống bị kết án, ông ấy có thể bị truy tố’ không nhất thiết có nghĩa là ‘nếu Tổng thống không bị kết án, ông ấy không thể bị truy tố.’”


Cựu Tổng thống Trump cũng lập luận rằng cơ quan công tố buộc tội ông về hành vi mà ông đã được Thượng viện xét xử và tuyên trắng án vào năm 2021 có nghĩa là vụ án đã vi phạm các nguyên tắc không xét xử hai lần. Các thẩm phán tòa phúc thẩm bác bỏ những lập luận đó, cũng như đã nêu rõ, trong số những vấn đề khác, rằng ngôn ngữ của điều khoản này không áp dụng cho tình huống của cựu TT Trump.


BM


Mặc dù cựu Tổng thống Trump đề nghị Pháp viện giải quyết phán quyết đàn hặc và các điều khoản về nguyên tắc không xét xử hai lần trong Hiến pháp một cách rõ ràng, nhưng thay vào đó, các thẩm phán cho biết họ sẽ tập trung vào việc “liệu và nếu có thì ở mức độ nào thì một cựu tổng thống được hưởng quyền miễn trừ tổng thống khỏi bị truy tố hình sự đối với hành vi bị cáo buộc là có liên quan đến các hành động theo thẩm quyền của tổng thống trong nhiệm kỳ của mình.”


Cựu công tố viên liên bang Neama Rahmani nói: “Nhân tiện [Tối cao Pháp viện] đã xác định phạm vi, mục đích, và quan điểm của câu hỏi được đưa ra, có vẻ như họ sẽ không xem xét các lập luận của ông Trump về quyền miễn trừ tuyệt đối hoặc nguyên tắc không xét xử hai lần.


5_ Tác động đến uy tín của cơ quan tư pháp


BM

Pháp viện đang đối mặt với nỗi ám ảnh của những sửa đổi tiềm tàng và phản ứng dữ dội về chính trị, như đã được nhận thấy sau phán quyết năm 2022 trong vụ Dobbs [kiện Tổ chức Sức khỏe Phụ nữ Jackson], lật ngược vụ ‘Roe kiện We.’


Tổng thống Joe Biden dường như đã đưa ra những rủi ro này trong suốt bài diễn văn Thông điệp Liên bang hôm 07/03 khi ông nhắm mục tiêu vào các thẩm phán và đề nghị cử tri sẽ phản ứng theo một cách nào đó trước phán quyết của các thẩm phán.


Ông Rahmani suy đoán, Chánh án John Roberts và Thẩm phán Amy Coney Barrett “không muốn lôi kéo tòa án này vào một kiểu tranh đấu chính trị đảng phái.”


Ông nêu ra sự đồng tình của Thẩm phán Barrett trong phán quyết gần đây của vụ ‘Trump kiện Anderson,’ bác bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao Coloro rằng cựu Tổng thống Trump không đủ tư cách có tên trên lá phiếu của tiểu bang này.


Thẩm phán Barrett đã gây chú ý khi gợi ý rằng các đồng nghiệp của bà nên đặt mục tiêu “hạ mức quan tâm của quốc gia” vào một vấn đề gây tranh cãi như vậy.

BM

Ông Rahmani nói: “Việc bà ấy ấy nói điều đó có nghĩa là bà ấy quan tâm đến tính hợp pháp của Pháp viện và quan điểm của Pháp viện.”


Đối với bản thân cơ quan công tố, hơn 20 tổng chưởng lý tiểu bang đã đệ trình một bản góp ý từ thân hữu của tòa án (amicus brief) bày tỏ lo ngại về việc cơ quan tư pháp này đang đánh mất ‘niềm tin của công chúng’ vì tốc độ của cuộc truy tố do ông Smith khởi xướng.


Họ lập luận rằng lợi ích của công chúng là tránh “một vụ truy tố thậm chí có vẻ đúng lúc để gây thiệt hại cho một đối thủ chính trị.”


Ông Smith lập luận về một sự kháng cáo nhanh chóng, nói rằng công chúng quan tâm đến một “bản án nhanh chóng và công bằng.” Trong bản tóm tắt của tòa cấp dưới, vị biện lý đặc biệt này lập luận rằng “thời điểm đưa ra cáo trạng trong vụ án này không có gì đáng nghi ngờ.” Vụ truy tố này đã không thành hiện thực một cách bất ngờ vào ngày 01/08/2023, khi đại bồi thẩm đoàn chính thức đưa ra cáo buộc trước tòa.”


Cựu Tổng Chưởng lý Edwin Meese cũng đã đệ trình một bản góp ý từ thân hữu của tòa án lập luận rằng vụ truy tố của ông Smith là trái pháp luật vì ông không được bổ nhiệm phù hợp theo Hiến Pháp.


“Những hành động đó chỉ có thể được thực hiện bởi những người được bổ nhiệm một cách phù hợp để làm quan chức liên bang để tạo ra các văn phòng liên bang một cách phù hợp,” ông viết trong một bản góp ý gửi tới Pháp viện, cùng với hai giáo sư luật và Citizens United. “Nhưng cả ông Smith lẫn chức vụ Biện lý Đặc biệt mà theo đó ông ấy được cho là đang đảm nhiệm đều không đáp ứng được các tiêu chí đó.”


Có vẻ như Tối cao Pháp viện sẽ không thảo luận vấn đề này trong buổi tranh luận trực tiếp. Hội đồng phúc thẩm đã giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn bằng cách tuyên bố rằng họ thiếu thẩm quyền để xem xét vấn đề vì vấn đề đó không được trình bày ở cấp tòa án địa hạt.


Quyết định của Tối cao Pháp viện sẽ được đưa ra vào tháng Sáu.




Sam Dorman  _  Vân Sa


BM
Giá xe hơi sẽ tăng sau vụ sập cầu ở cảng Baltimore
Bắc Kinh đánh cắp công nghệ phương Tây một cách có hệ thống
Ứớc tính thiệt hại của vụ sập cầu ở Baltimore
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore
FDA cảnh báo đồng hồ đo đường huyết không an toàn
Cảnh báo về thuốc kháng sinh Fluoroquinolone
Ai cần chú ý an toàn khi ăn các loại cây họ Cà
Rụng tóc sớm – Nguyên nhân tiềm ẩn và lời khuyên
Cảnh rối ren ở biên giới của ông Biden
EPA ban hành tiêu chuẩn khí thải xe hơi để thúc đẩy xe điện
Ngã..~ Hỏi....?.......
CHXHCNVN & Ngôn ngữ Việt cộng
Anh nằm xuống... Luận về cụm từ Việt Cộng
Khủng hoảng biên giới phía Bắc Hoa Kỳ
Tấn công phòng hòa nhạc, 4 kẻ khủng bố đã bị bắt
Đi thụt lùi 5 lợi ích sức khỏe
Câu chuyện trong phim ‘Người được chọn’
Cách đưa tin ‘bóp méo’ của New York Times về các cuộc đàn áp của ĐCS_TC
America cần phải ứng phó với Trung cộng như thế nào?
Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ _ Tinh thần hay sở hữu